Show Diễn Thực Cảnh Ký Ức Hội An
Show biểu diễn thực cảnh mang tên Ký ức Hội An là một điểm nhấn đặc sắc, một ấn tượng thực sự mang tên Hội An duy nhất chỉ có tại Công viên Ấn tượng, nơi đây khác biệt với bất cứ nơi nào bạn đã đến.
Toàn bộ sân khấu thực cảnh Ký Ức Hội An được thiết kế công phu với sự kết hợp của hiệu ứng âm thanh, ánh sáng tạo ra một chương trình nghệ thuật độc đáo, sáng tạo và đầy bản sắc.
Show diễn thực cảnh Ký Ức Hội An
Bằng nghệ thuật sân khấu hóa trình diễn, khán giả sẽ được băng qua thời gian, sống lại trong không gian của một phố cổ Hội An cách đây hơn bốn thế kỷ với những ngôi nhà cổ, với cảnh sông nước trên bến dưới thuyền.
Trên nền bối cảnh đó, qua lớp lớp câu chuyện dân gian, truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, vẻ đẹp của người con gái Hội An được khắc họa, tái hiện theo dòng ký ức về Hội An với những bước đi thăng trầm cùng lịch sử.
Trong Ký ức Hội An vừa mở màn đã xuất hiện khung cửi cổ xưa, khung cửi ơi khung cửi… khung cửi cổ xưa ơi ….dệt đi dệt đi, người con gái dệt vải hạ giọng thì thầm.
Việt Nam có truyền thống truyền dạy và học tập cách dệt vải kéo dài hàng nghìn năm. Dệt vải rất phổ biến trong nền văn minh phương Đông, cũng rất có tính biểu tượng.
Dệt vải đại diện cho trạng thái của chính sự sống, một sợi ngang sợi dọc dệt đan vào nhau, đem cuộc sống dệt vào trong cuộc đời, đem cuộc đời dệt vào trong cuộc sống. Việt Nam cũng như vậy, khung cửi cổ xưa dệt thành hình dáng của sự sống, sự sống được nhắc đến ở đây chính là Việt Nam.
Một cô gái đang ngồi bên khung cửi như dệt nên câu chuyện về một Hội An trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong tiếng gió biển, âm thanh của khung cửi cổ vang lên bên tai, và ngày càng to dần.
Trong lời nói nhẹ nhàng của cô gái, xa xa tiếng kêu của đàn hải âu vang khắp bầu trời. Dần dần, âm thanh của tiếng mưa nhỏ, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng, tiếng của tự nhiên tụ hợp lại hòa cùng với âm thanh của tiếng khung cửi tạo nên bản giao hưởng tuyệt vời.
Người con gái dệt cửi vẫn tiếp tục dệt, cùng với tiết tấu của âm thanh tiếng khung cửi, khung cửi cũng dần sáng lên, từng sợi tơ chạy dài về phía sân khấu, tạo nên con đường có rất nhiều sợi tơ màu sắc.
Một tốp người đẹp mặc áo dài trắng từ cuối đường bước tới. Các cô gái đó dường như đã đi cả nghìn năm trên đường đưa khán giả xuyên không trở về với quá khứ.
Trong tiếng hát, dáng người dảnh khảnh thướt tha của những cô gái mặc áo dài dần dần mở ra bức tranh về phong tục Hội An xưa.
Màn 1: Sinh mệnh
Cuộc sống, luôn được bắt đầu từ những mầm sống… mỗi vùng đất mới, sẽ luôn là nơi bắt đầu để những sinh mệnh được sinh ra… và chính những sinh mệnh đó sẽ mang lại nguồn sức sống thanh tân, mạnh mẽ cho vùng đất mới.
Đó cũng chính là khởi nguyên của câu chuyện mà chiếc khung cửi ngàn năm muốn kể… Ta hãy cùng nhau theo bước thần tiên của những tà áo dài Việt Nam duyên dáng, thướt tha trên con đường ánh sáng – con đường thời gian để trở về cùng “Sinh mệnh”…
Một người phụ nữ mang thai bụng căng tròn bước từng bước chậm chạp, đang cấy lúa. Phần bụng phát sáng như phát lên nhịp điệu của sinh mệnh huyền bí.
Không xa đó, chồng của người phụ nữ mang thai đó đang ngồi dưới đất, vừa hút thuốc, vừa đan lưới đánh cá. Một em bé đang chơi đùa gần nhà. Khung cảnh êm đềm của một gia đình hạnh phúc
Tiếng khóc oa oa của trẻ sơ sinh, một sinh mệnh mới được ra đời. Hai vợ chồng tay ôm đứa con mới sinh, và dắt con gái 6 tuổi mặc áo dài bước ra bên ngoài.
Bài hát dân ca chất phác lại bật lên, gia đình hạnh phúc đang đi bên bờ sông, cùng với những bước chân đó tốp những người con gái mặc áo dài bắt đầu bước đi, dường như bước đi cùng với thời gian.
Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã định cư với lũy tre xanh bao bọc ngăn gió bão.
Từ ấy đã là đặc trưng không chỉ của không gian sinh tồn của làng, mà còn là đặc trưng văn hóa – thẩm mỹ riêng có của làng quê Việt Nam ta. Đó là biểu tượng của tính kiên cường, vượt qua nghịch cảnh, khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời.
Âm nhạc lấy cơ sở là điệu hò lao động truyền thống, kết hợp với các loại nhạc cụ gõ làm từ tre, đá, gỗ và âm thanh của các loại trống làm nên tiết tấu hiện đại, âm thanh hào hùng.
Phần giữa, thêm vào giai điệu truyền thống của Việt Nam, bản diễn tấu của người hát và âm thanh của các loại nhạc cụ)
Các chàng trai đang xây dựng căn nhà truyền thống Việt Nam, trước mắt khu thành Hội An đã có quy mô sơ bộ.
Màn 2: Đám cưới
Bang giao hòa hiếu, dùng tình thân và đạo nghĩa để giữ yên cương thổ, mở cõi trong hòa bình và sự phát triển để cùng nhau thịnh vượng. Tâm ý của các bậc trị quốc năm xưa đã kiến tạo nên câu chuyện tình thơ mộng vượt khỏi lẽ thường, một người con gái Việt đã luôn hiểu nghĩa lớn mà biến tình riêng thành sự phát triển cho quốc gia, dân tộc…
Tấm lòng son sắt với đất nước, quê hương ấy đã biến thành quả ngọt, thành hạnh phúc lớn lao cho trăm họ nơi mảnh đất này… Cô gái kể chuyện bên khung cửi sẽ đưa chúng ta đi cùng con đường huyền thoại để trở về cùng “Đám cưới” giữa vua Chế Mân và Công chúa Huyền Trân năm xưa…
Âm nhạc trang trọng được bật lên. Kiến trúc cổ xuất hiện trước mắt, một đội quân khí chất hùng hùng đang bước tới.
Một con voi với những trang sức lộng lẫy trên đầu, bước ra từ trong ánh sáng mờ ảo, trên lưng voi giương tán ô hoàng gia quý tộc, và nhà vua ngồi dưới ô đó.
Đội ngũ đưa dâu đưa công chúa trong bộ đồ cô dâu trang trọng xuất hiện. Cung nữ thị vệ người đi trước dẹp đường, người đi sau hầu cận, xếp thành hàng uy trang để đón cô dâu.
Người ơi
Ánh mắt em trao bảy sắc cầu vồng
Em dệt cùng tôi bảy sắc nhớ thương
Người ơi
Xuân sắc em mang bảy sắc cầu vồng
Em gửi tình yêu ngàn năm nhớ thương
Hoa thắm môi em gửi anh giữ gìn
Trong bài hát, cô dâu từng bước từng bước tiến đến chỗ vua. Nhà vua từ ngai trên lưng voi đi xuống, dùng lễ nghi trang trọng nhất để đón công chúa. Tất cả mọi người đều vui vẻ chúc mừng.
Này thời gian ơi vội chi
Vần xoay xoay mãi không ngừng
Vội chi vần xoay, vần xoay cho mắt em buồn
Hơi thở của em chỉ mình anh hiểu
Em dệt tình yêu khăn ấm em trao
Này thời gian ơi
Đừng trôi để cho đôi lứa bên nhau
Đừng trôi để ngày hạnh phúc
Để ngày hạnh phúc đôi lứa bên nhau
Để ngày hạnh phúc anh đón em về
Để ngày hạnh phúc tình ta vẹn tròn
Để ngày hạnh phúc ngàn năm vẹn tròn
Màn 3: Đèn và biển
Vươn mình ra biển lớn, những người con đất Việt đầy khí phách mang trong mình dòng máu nóng luôn sẵn sàng hy sinh tình riêng vì một tương lai phồn vinh cho đất nước mạnh giàu.
Những chàng trai ấy dù phải vượt qua trăm ngàn sóng gió bão bùng vẫn luôn yên lòng hướng về phía trước bởi sâu trong tim họ chính là ánh đèn ấm áp nơi quê nhà vẫn luôn cháy trong tim, ánh lửa soi đường cho họ chính là tình yêu bất diệt của những người con gái Việt son sắt, thủy chung
Cũng chính những ánh lửa ấy là lời quê hương vẫy gọi, là bến bờ an bình luôn mở rộng vòng tay đón những chàng trai Việt trở về. Câu chuyện về người con gái Hội An, như bao người phụ nữ Việt Nam thủy chung trên dải đất hình chữ S
Dù phong ba bão táp vẫn hàng ngày thắp đèn lồng, thả hoa đăng dẫn lối về cho chàng thủy thủ đã trở thành thiên tình sử tuyệt vời “Đèn và biển” của mảnh đất này.
Lòng em như mây trôi bồng bềnh
Theo đuổi bóng thuyền anh không dứt
Dù anh có lênh đênh ở nơi nào trên thế giới
Gió biển vẫn sẽ mang tình em tới
Gió biển ơi
Mi thổi nhẹ thôi nhé
Đừng thổi tan tấm lòng ta
Thiếu nữ giơ cao đèn lồng, hướng về phía biển, toàn thân dường như đang run rẩy trước gió, khoắc khoải đợi chờ.
Giọng nói của cô gái dệt vải cất lên, lúc thì mỏng manh, lúc thì cao trào, lúc rên rỉ, lúc gào hét, giọng nói của cô ấy hòa cùng với dàn nhạc lớn và tiếng sóng biển dữ dội.
“Em chỉ là cô gái bình thường, giống như muôn ngàn cô gái được khung cửi dệt nên, mãi ở thành cổ Hội An này dệt vải, đợi anh”. Em dệt nên ánh lửa của mọi nhà, dệt nên hoa tươi khắp mọi nơi. Em dệt chính mình thành sợi thơm, kéo vòng quanh trước Phật… Phật Tổ ơi, tại sao con lại không dệt nên được người yêu con trở về?
Trên biển sấm chớp nổi lên, sóng đập biển động, các thủy thủ không ngừng hò hét , thuyền lắc lư dữ dội,… các thủy thủ trên tàu đã có cuộc chiến sống còn cùng với sóng gió.
Chàng thủy thủ trên con thuyền đang nhớ về người thân quê nhà.
Lòng em như lửa đèn thành cổ
Mãi làm ấm bóng thuyền anh
Dù anh có lênh đênh ở nơi nào trên thế giới
Ánh sáng vẫn chiếu soi đường về
Lửa đèn ơi
Xin mi sáng lâu thêm
Đừng để sóng gió tối đen
Che khuất mắt nàng
Chàng trai như những vệt sáng trong cuộc đời, thuận theo chiều gió, tiến về bên cạnh cô gái.
Thời gian ngưng đọng lại, vạn vật trở về trạng thái bình thường, âm thanh tiếng sóng dần dần biến mất. Chỉ nghe thấy tiếng ca hát của người con gái dệt vải. Trong lời ca ấm áp đó, hai người yêu nhau gặp lại nhau, họ ôm nhau thật chặt.
Màn 4 – Bến bờ
Hội An – vùng đất thơ mộng và xinh đẹp không chỉ là quê hương của những chàng trai can đảm và những người con gái thủy chung. Với cửa biển rộng mở như tấm lòng của người dân.
Nơi đây đã biến một thị trấn cổ thành quê hương của bao người con mới với đầy những phong tục, tập quán và văn hóa đa dạng nhưng lại hòa quyện và tạo thành một bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt và duy nhất, mang lại cho mảnh đất này những tháng ngày lấp lánh phồn hoa trong quá khứ.
Các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đã mang tới nơi đây không chỉ là các sản vật mà còn là sự chia sẻ, hiến dâng trong thân ái, hòa bình và sự phát triển các giá trị văn minh của toàn nhân loại.
Khung cửi lại tiếp tục đưa chúng ta trở về với “Bến bờ” để đến với những tháng ngày và không khí hân hoan ấy…
Trong tiếng thì thầm của người con gái dệt cửi, vô số cánh buồm đỏ xuất hiện dưới bầu trời, cảng Hội An trở nên bận rộn, thuyền buôn châu Âu tiến vào cảng. Những lá cờ khác nhau tung bay trên các công trình kiến trúc mang phong cách khác nhau của các nước, hình thành một phố thị quốc tế nhiều ý vị.
Mọi người đều hàn huyên vui vẻ, đi lại nhanh nhẹn, giao lưu văn hóa các nước. Thương gia các nước khác nhau hòa cùng chuyển động, cuối cùng hợp lại với nhau, hình thành thành cổ Hội An hoàn chỉnh.
Từng chiếc đàn bầu lần lượt xuất hiện,
Từng chiếc thuyền nhỏ chất đầy hàng hóa lần lượt lái ra khỏi mặt nước
Thuyền dập dềnh trên sóng, con người ở khắp nơi trên thế giới đều chìm đắm trong cảnh sắc mê hồn của thành cổ Hội An.
Màn 5 – Áo dài
Khung cửi ơi, con đường thời gian đã đưa ta đi qua bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất này, mảnh đất bình yên, thơ mộng, đẹp dịu dàng và gợi cảm như tà áo dài của người con gái Việt.
Từ ngàn xưa ấy, những người con gái Việt được sinh ra trên mảnh đất này đã tạo nên vẻ đẹp vượt qua không gian và thời gian để kể cho chúng ta câu chuyện hôm nay.
Ngày mai, con đường thời gian sẽ dẫn ta tiếp tục hướng về phía trước với biết bao điều tuyệt vời đang chờ đón. Còn đêm nay, trong gió biển mênh mang, trong dạt dào tha thiết của những ký ức về một Hội An lung linh, huyền ảo…
Cô gái kể chuyện bên khung cửi lại để ta cùng “Áo dài” thướt tha duyên dáng hòa cùng những nhạc khúc hân hoan trên con đường ánh sáng, cùng hướng về một ngày mai hạnh phúc trên mảnh đất Hội An.
Những cô gái áo dài đạp xe, tiếng chuông xe đạp, tiếng còi xe máy và tiếng sóng vỗ, tạo nên bản giao hưởng của thành cổ Hội An.
Những thiếu nữ mặc áo dài giống như các thiên sứ thướt tha đi qua những kiến trúc, thân hình trẻ trung xinh đẹp, càng làm tôn thêm vẻ đẹp những ngôi nhà cổ, trong cái cổ xưa lại toát lên vẻ đẹp thời thượng “Vẻ đẹp Việt Nam tuyệt đỉnh”.
Gió biển mơn man
Mài giũa eo mềm
Nào sao nào trăng đều trở nên uyển chuyển
Hương lúa thoang thoảng
Vuốt ve gương mặt nhàn nhạt
Nào núi nào sông đều trở nên sống động
Khung cửi ngàn xưa ơi
Dệt nên mơ ảo ngàn năm
Người trong mơ đó là tôi là tôi
Là tôi khi thu vàng đã muộn
Rùng trúc trong núi đung đưa bước nhảy thanh xuân
Ếch xanh bên đồng hát lên bài ca được lưới
Nón tôi đội ánh nắng của cõi trời
Chân tôi đặt trên cơm áo loài người
Khung cửi ngàn xưa ơi
Dệt nên môi đỏ của tuổi xuân
Môi đỏ tôi e ấp
Vẫn còn nhiều lời yêu muốn nói
Kết thúc
Người con gái dệt cửi từ từ đứng dậy, bỗng nhiên quay người lại, chỗ mà cô ấy đứng dần dần được nâng lên. Khung cửi phát ra ánh sáng huyền ảo, vạt áo dài hoa lệ từ trên rơi xuống. Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy dung mạo xinh đẹp của cô ấy, kinh ngạc cả thế giới.
Khung cửi ngàn xưa ơi
Khung cửi ngàn xưa ơi
Khung cửi ngàn xưa ơi
Dệt nên muôn ngàn tôi
Một đời người e ấp
Vang vọng, muốn nói, muốn nói
Còn lời kia muốn nói….
Uy linh ngàn xưa gieo vọng thác đổ
Soi bóng thời gian giao hòa hội tụ
Rượu hồng đắm say lữ khách muôn phương
Hội thủy, hội nhân tình bầu Hội An
Về đất Quảng Nam, chưa mưa đã thấm
Viết nên vĩ dạ chưa nhấm đã say
Mảnh đất kiên trung nhân kiệt bao đời
Lưu dấu huy hoàng, kinh kỳ hát lên
Tháp Chàm, Mỹ Sơn, Cầu Chùa, Phố Hội
Rưng rưng gia huỳnh Đại Việt trăm năm
Bắc Trung Nam cùng vang khúc hòa ca
Trong tiếng cồng chiêng, bài chòi điệu lý
Âm nhạc là tiếng vọng của thời gian
“Ký ức Hội An” là một tác phẩm hiện đại kể về thời xa xưa nên âm nhạc cũng phải có cảm giác thời đại, cần được thiết kế và sáng tạo. Vậy thì, cảm giác thời đại của âm nhạc là gì?
Chúng tôi hiểu là: Khi âm thanh vang lên, bất kể đề tài của tác phẩm là cổ đại hay hiện đại, khán giả sẽ không cảm thấy có khoảng cách, rất dễ dàng bị xúc động, đây chính là cảm giác thời đại.
“Ký ức Hội An” là bản tình ca mà Việt Nam viết cho thế giới, cũng là bức thư dành cho nỗi nhớ quê. Hội An có thể gợi nên nỗi nhớ quê của toàn nhân loại trong thế giới ngày nay.
Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, sóng nước dập dềnh, ít nhiều sẽ gợi lên trong lòng du khách những nỗi nhớ không tên, khó có thể dùng lời nói để diễn tả.